ĐẠO PHẬT CƠ BẢN

Chân dung Lemo

Trong các “giáo chủ” các tôn giáo khác nhau mà ta biết, Đức Buddha là người có thời gian tại thế, do đó, có thời gian thuyết pháp nhiều nhất. Giáo pháp của Ngài vì vậy là một kho tàng không lồ. Chỉ có điều, nhận ra được giáo pháp chính thống ngày nay không phải dễ do “kinh kệ” của Ngài trải qua mấy trăm năm chỉ là truyền miệng. Cũng tùy thuộc mục đích tìm hiểu, mỗi lĩnh vực, dù rất nhỏ cũng có thể là một kho tàng to lớn. Dưới đây tôi chỉ liệt kê những đầu mục cơ bản, vô cùng quan trọng, mà một người TỪ CHƯA BIẾT như tôi có thể tiếp cận.

Tứ diệu đế (4 chân lý cao cả, tứ thánh đế).
– khổ đế,
– tập đế,
– diệt đế,
– đạo đế.
Bát khổ:
– sinh,
– lão,
– bệnh,
– tử,
– ái biệt li khổ,
– oán tắng hội khổ,
– cầu bất đắc khổ,
– ngũ ấm thạnh khổ.
Bát chánh đạo:
1. Chánh kiến.
2. Chánh tư duy.
3. Chánh ngôn.
4. Chánh nghiệp.
5. Chánh mạng.
6. Chánh tinh tấn.
7. Chánh định.
8. Chánh niệm.
6 cõi luân hồi:
– cõi trời,
– cõi thần (atula),
– cõi người,
– cõi súc sinh,
– cõi ngạ quỷ,
– cõi địa ngục.
Tam vô lậu học:
– giới (thân),
– định (tâm),
– tuệ.
4 quy luật muôn đời
– hấp dẫn,
– cân bằng,
vô thường,
– luân hồi.
6 giới sắc (Lục dục của trần thế)
– tham,
– sân,
– si,
mạn,
– nghi,
– ác kiến.
Ngẫm! Và loại bỏ lần lượt từng cái một!
– Đừng tham lam, cưỡng cầu. Nếu đã là DUYÊN, ắt tự đến.
– Đừng sân hận. Buông bỏ, khoan dung, không còn phiền não.
– Đừng si mê, u muôi. Không có gì là “thường” và trường tồn mãi. Đã là vô thường, sao cứ phải chấp nhật, u mê.
– Đừng tự mạn, kiêu căng. Khiêm tốn học hỏi, vì biển kiến thức của vũ trụ là mênh mông. Núi cao sẽ có núi cao hơn.
– Đừng nghi hoặc, ngờ vực. Là phúc không phải hoạ, là hoạ thì khó tránh. Ngờ vực mọi thứ là chướng ngại ngăn cản phát triển.
– Đừng thành kiến, ác kiến. Vì mỗi người là một vũ trụ thu nhỏ, không ai giống ai. Học cách hiểu và vị tha.
Tu là gì?

– Làm giảm tham, sân, si, mạn, nghi.
– Chuyển đổi 3 đức:
+ nhẫn nhịn,
+ tùy thuận,
+ bằng lòng.
Ngũ giới:
– không sát sinh,
– không trộm cắp
– không tà dâm
– không nói dối
– không dễ dãi uống rượu.
6 tầng cảm xúc:
– vật chất,
– cảm xúc,
– logic,
– trí tuệ,
– nghiệp lực,
– tâm không./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *