(Tiếp theo phần 2)
33. Ngôn ngữ đúng như dao nhọn vậy, nó giết người ta trong vô hình.
34. Đối với thiện niệm, hoặc là ghi nhớ trong lòng, hoặc là tìm hiểu nghiên cứu nhưng lại không vận dụng nó vào cuộc sống thì hoàn toàn không có lợi gì hết. Ý đạo ai cũng có thể nhận biết, nhưng không phải ai cũng có thể tự mình thực hành.
35. Hãy thường xuyên sống một mình, sẽ cảm ngộ được nhiều điều.
36. Nếu một người sinh tâm hổ thẹn, thì cần phải dũng cảm thừa nhận, đó cũng chính là bước đầu tiên của việc sửa đổi sai lầm.
37. Ta đã nhìn thấy trong tương lai lâu xa. Khi đó cha con chống đối lẫn nhau, nhà cửa thì cháy rụi. Và cả những điều phi pháp sẽ đua nhau xuất hiện.
Người người vì sắc tộc, ngôn ngữ và tín ngưỡng mà không ngừng tàn hại lẫn nhau. Đó là nguyên nhân của sự chia rẽ.
Chung sống hòa thuận là nhờ vào sự giác ngộ của mọi người.
Nhưng mà nhân loại phải làm như thế nào để có thể đem yêu thương, xóa đi sự phân biệt, xem nhau như là anh em. Chúng ta cần phải mở ra một tiền lệ mà trong thời đại đó, chuẩn mực của chúng ta sẽ cứu nhân loại thoát khỏi cảnh dầu sôi, lửa bỏng.
38. Tâm nghi ngờ chính là căn bệnh hiểm nghèo. Nó chia rẽ tình người, chẳng khác nào liều thuốc độc và giết chết tình bạn. Nó cũng giống như là gai nhọn đâm vào tận xương cốt.
Chính tư tưởng của chúng ta, tạo nên con người của chúng ta.
39. Ta chỉ là người chỉ ra con đường để đi. Còn đối với việc tu hành vẫn phải dựa vào chính bản thân của các thầy.
40. Lòng từ bi của con rắn độc
Trong thôn nọ, xuất hiện một con rắn độc. Nó đã cắn nhiều người khiến họ phải mất mạng. Người trong thôn vô cùng lo sợ. Trẻ con cũng không dám chơi gần gốc cây, nơi con rắn độc sống.
Một hôm nọ, có thầy tỳ kheo đi ngang qua, ngồi nghỉ dưới bóng mát của gốc cây kia. Rắn độc bò ra tính cắn thầy. Thấy sắc mặt của thầy tỳ kheo vẫn điềm nhiên, nó cảm thấy rất kinh ngạc. Thầy tỳ kheo nói với nó rằng: “Khi con cắn người và gây tổn thương cho họ, họ sẽ vô cùng đau đớn, thậm chí là mất mạng”. Rắn độc liền khởi tâm từ bi. Từ đó nó quyết định sẽ không hại người và cũng sẽ không bao giờ cắn người nữa.
Khi thấy rắn độc không cắn, người trong thôn dần hết sợ và bắt đầu trêu chọc nó. Trẻ em dùng chân đạp lên đuôi, nó cũng không hề cắn lại, ném đá vào nó, nó cũng không hề muốn báo thù. Đói khát và đau đớn khiến rắn độc kiệt sức. Đêm đến, nó chỉ nuốt vài hạt sỏi, còn ban ngày, lại bị người ta tấn công. Con rắn đã bị thương rất nặng. Người trong thôn còn chỉ xem nó như một sợi dây.
Một ngày kia, thầy tỳ kheo nọ lại đến. Thầy rất đau lòng khi chứng kiến tình cảnh này. Lúc đắp thuốc cho nó, thầy tỳ kheo liền hỏi: “Tại sao con lại rơi vào cảnh ngộ như này cơ chứ?”. Rắn độc trả lời: “Con đã lãnh ngộ được lý đạo nên không cắn người nữa”. Thầy tỳ kheo liền cười và nói: “Ta bảo con kìm chế bản tính hung hăng nhưng con đã làm mất bản tính tự vệ của mình. Con không cắn người, thì cũng phải khè lưỡi ra mà dọa chứ”.
Bất cứ sự thái quá nào trong hành vi, dù đó là không sát sinh cũng có thể biến thành bạo lực.
41 . 7 pháp giải trừ mâu thuẫn
Thứ nhất, hai bên cùng ngồi lại với nhau trình bày rõ ràng tất cả những điều tồn đọng của vấn đề.
Thứ hai, cần nhớ rõ, nguyên nhân do đâu phát sinh sự chia rẽ này? Cả đôi bên đều phải nhận rõ nguyên nhân đó, đồng thời nói cho đối phương biết.
Thứ ba, vận dụng trí tuệ tự tìm phương pháp để hóa giải mối rạn nứt đó.
Thứ tư, nếu sai lầm do ta, thì trước hết ta phải thừa nhận sai lầm rồi sau đó tha thứ cho bản thân, thừa nhận lỗi lầm của mình. Đó cũng chính là bước đầu tiên để đôi bên thấu hiểu lẫn nhau.
Thứ năm, trước khi đưa ra quyết sách phải trưng cầu sự đồng ý của số đông, rồi sau đó đọc 3 lần trước mặt mọi người. Nếu như không có ai đưa tay lên phản đối thì lúc đó, anh mới có thể đưa quyết định cuối cùng.
Thứ sáu, đôi bên đều nên trước sau tuân thủ đúng như điều lệ đã đặt ra, mà còn thân thiện với nhau nữa.
Thứ bảy, trước đây, khi các nhà nông ở Kapilavastu đã chọn ra một người lớn tuổi nhất có uy tín và đức độ đứng lên nói rằng: Mọi người đừng nên tiếp tục tranh cãi nữa, hãy im lặng trước, rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa mà thôi.
(Còn nữa)