TÀU TẤN CÔNG NHANH

Tàu tấn công nhanh FAC (Fast attack craft) là loại tàu chiến nhỏ, nhanh, linh hoạt, tấn công, thường rẻ tiền được trang bị tên lửa chống hạm hoặc ngư lôi và súng, pháo. Các FAC thường được vận hành gần đất liền do thiếu khả năng phòng thủ và bảo vệ toàn diện để tồn tại trong “vùng nước xanh”. Kích thước của tàu cũng làm hạn chế nhiên liệu, kho chứa và nguồn cung cấp nước. Về tài trọng, chúng thường từ 50-800 tấn và có thể đạt tốc độ 25-50 hl/g (46-93 km/h).

Ưu điểm chính của tàu tấn công nhanh so với các loại tàu chiến khác là chi phí bảo đảm thấp, điều này cho phép hải quân những nước đang gặp bất lợi về nguồn lực quân sự có thể tự vệ hiệu quả trước một kẻ thù lớn hơn. Một chiếc tàu nhỏ, khi được trang bị vũ khí tương tự như đối phương lớn hơn của nó, có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho ngay cả những con tàu lớn nhất. Nhược điểm lớn của chúng là khả năng đi biển kém, không gian chật chội và khả năng phòng thủ kém trước các mối đe dọa từ trên không.

Lịch sử

Thế kỷ XIX

Ngay từ giữa thế kỷ XIX, lý thuyết “poussiere navale” (hải quân bầy đàn) của Jeune École đã kêu gọi một số lượng lớn các tàu nhỏ, nhanh nhẹn để phá vỡ các hạm đội đối phương có kiểu loại tàu thuyền lớn hơn. Ý tưởng lần đầu tiên được đưa vào thực hiện vào những năm 1870 với tàu phóng lôi chạy bằng hơi nước (steam-powered torpedo boats), được sản xuất với số lượng lớn bởi Hải quân Hoàng gia AnhHải quân Pháp. Những con tàu mới này không có khả năng chịu sóng gió và hạn chế về khả năng trinh sát, phát hiện do sức bền ngắn và chiều cao nhỏ. Mối đe dọa tiềm tàng của chúng đã hoàn toàn bị dập tắt với sự ra đời của tàu khu trục ngư lôi TBD (torpedo boat destroyer) vào năm 1893, một loại tàu lớn hơn đã phát triển thành tàu khu trục hiện đại. Nó có thể gắn những khẩu pháo có khả năng tiêu diệt tàu phóng lôi trước khi nó ở trong tầm bắn để sử dụng vũ khí của chính mình.

Thế kỷ XIX

Ý tưởng này đã được hồi sinh không lâu trước Thế chiến I với công nghệ chế tạo động cơ xăng mới. Ý và Anh đã đi đầu trong thiết kế này, với loại xuồng máy ven biển CMB (coastal motor boat) và xuồng máy trang bị ngư lôi MAS (viết tắt trong tiếng Ý – motobarca armata silurante). Thành tích nổi bật của lớp là tàu MAS 15 đã đánh chìm thiết giáp hạm Áo-Hung SMS Szent István vào ngày 10/6/1918. Thành tích tương đương cho các CMB là một thành công ít hơn; trong Nội chiến Nga, khi CMBs tấn công Hạm đội Đỏ đang thả neo tại Kronstadt vào ngày 18/6/1919, đánh chìm tàu tuần dương Pamiat Azova chỉ với 4 tàu.

Thiết kế hoàn thiện vào giữa những năm 1930 với tư cách là các tàu phóng lôi MTB (motor torpedo boat) và tàu pháo MGB (motor gunboat) của Hải quân Hoàng gia Anh, các tàu ngư lôi tuần tra PT (patrol torpedo boat) của Hải quân Hoa Kỳ và E-boat (Schnellboote) của Kriegsmarine. Tất cả các loại đều được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ hai nhưng bị hạn chế về hiệu quả do mối đe dọa ngày càng tăng của máy bay; tuy nhiên, một số thành công đã đạt được trong điều kiện thuận lợi, được thể hiện qua việc đánh đắm tàu ​​tuần dương HMS Manchester, vào đêm ngày 13/8/1942, bởi tàu MS Ý.

Sau Thế chiến II

Sau Thế chiến II, việc sử dụng loại tàu này giảm dần ở Hoa Kỳ và Anh, mặc dù sự ra đời của động cơ diesel an toàn hơn để thay thế động cơ xăng rất dễ cháy, mặc dù Liên Xô vẫn có một số lượng lớn MGB và MTB trong biên chế.

Với sự phát triển của tên lửa chống hạm, FAC đã được tái sinh ở Liên Xô với tên gọi “missile boats” (tàu tên lửa) hay “missile cutters” (xuồng ca-nô tên lửa). Một số tàu tên lửa đầu tiên ban đầu là tàu phóng lôi, sau này các ống phóng ngư lôi được thay thế bằng các bệ phóng tên lửa. Một lần nữa, tàu nhỏ nhanh có thể tấn công và tiêu diệt một tàu chiến lớn. Ý tưởng này lần đầu tiên được Liên Xô thử nghiệm, vào tháng 8/1957, khi sản xuất lớp Komar gắn 2 tên lửa P-15 Termit trên thân tàu dài 25 m với tốc độ tối đa khoảng 40 hl/g (74 km/h). Khả năng đi biển được giới hạn ở 1.000 hl (1.900 km) với tốc độ 12 hl/g (22 km/h) và các tàu chỉ có thể tiếp tế trong 5 ngày trên biển. 110 tàu lớp Komar đã được sản xuất, trong khi hơn 400 tàu lớp Osa được đóng, một phần đáng kể trong tổng số này đã được bán cho các quốc gia thân Liên Xô.

Việc sử dụng tàu tên lửa đầu tiên là lớp Komar do Liên Xô chế tạo được trang bị 4 tên lửa Styx (P-15), đã bắn trúng tàu khu trục Eilat của Israel vào ngày 20/10/1967, ngay sau Chiến tranh “Six-Day War”, khiến con tàu này sau đó bị chìm và 47 người chết.

FAC của Liên Xô khiến NATO phản ứng dữ dội hơn sau khi tàu Eilat bị chìm. Người Đức và người Pháp đã làm việc cùng nhau để sản xuất FAC mới, kết quả là vào năm 1968 với tàu tấn công nhanh lớp La Combattante được đóng với thân tàu dài 47 hoặc 49 m với 4 tên lửa MM-38 Exocet, một pháo 76 mm phía trước và pháo đôi 40 mm ở phía sau, những con tàu này có tốc độ tối đa là 36 hl/g (67 km/h). Được chế tạo cho đến năm 1974, tổng cộng 68 chiếc Combattante II đã được tung ra thị trường. Ngay sau đó là thiết kế Combattante III và rất nhiều nhà máy đóng tàu khác đã sản xuất các phiên bản Combattante của riêng họ, bao gồm cả các biến thể Sa’ar/Reshef của Israel.

Kích thước cũng tăng lên, một số thiết kế có kích thước lên đến tàu hộ vệ (corvette), 800 tấn bao gồm cả trực thăng, mang lại cho chúng các phương thức hoạt động mở rộng. Trong khi các tàu tên lửa lớp Sa’ar 4 của Israel, chẳng hạn, có thân tàu 58 m và lượng giãn nước 415 tấn, thì Sa’ar 5 dài 85 m và lượng giãn nước 1.065 tấn, và chính thức được đánh giá là một tàu hộ vệ.

Iran và Triều Tiên có số FAC lớn nhất đang hoạt động hiện nay. Chỉ riêng Triều Tiên đã hoạt động hơn 300 chiếc, trong khi Iran được cho là đang phát triển “swarm boats” (tàu bầy đàn) để sử dụng làm tàu ​​quấy rối trong vùng ven biển đang tranh chấp nặng nề tại Vịnh Ba Tư. Để chống lại mối đe dọa, Hải quân Hoa Kỳ đã và đang phát triển học thuyết Tác chiến Phòng thủ Mặt đất ASUW (Anti Surface Warfare), cùng với các tàu như tàu tác chiến ven bờ./.

Tàu phóng lôi lớp Elco của Mỹ (1942)
Tàu tên lửa lớp Osa (Project 205) của Liên Xô
Tàu phóng lôi Project 206
Tàu tên lửa của Chi-lê
Tàu tên lửa Project 1241 của Liên Xô

Xem thêm: PHÂN LOẠI TÀU CHIẾN

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *