Tóm tắt:
– Sinh: 28/11/1820, tại Barmen, Jülich-Cleves-Berg, Vương quốc Phổ (nay là Wuppertal, Đức)
– Chết: 5/8/1895 (74 tuổi), tại London, Anh
– Đảng chính trị: Ủy ban thư tín cộng sản (cho đến năm 1847); Liên đoàn Cộng sản (1847-1852); Hiệp hội công nhân quốc tế (1864-1872)
– Giáo dục: Gymnasium zu Elberfeld (bỏ học); Đại học Berlin (không có bằng cấp)
– Tác phẩm đáng chú ý:
+ The Condition of the Working Class in England (Tình hình giai cấp công nhân ở Anh)
+ Anti-Dühring (Chống Dühring)
+ Socialism: Utopian and Scientific (Chủ nghĩa xã hội: Không tưởng và khoa học)
+ The German Ideology (Hệ tư tưởng Đức)
+ The Communist Manifesto (Tuyên ngôn đảng cộng sản)
– Vợ: Lizzie Burns (mất năm 1878)
– Cộng sự: Mary Burns (mất năm 1863)
– Kỷ nguyên: Triết học thế kỷ XIX
– Lĩnh vực: Triết học phương Tây
– Trường phái: Triết học lục địa chủ nghĩa Mác
– Sở trường chính: Triết học chính trị, kinh tế chính trị, đấu tranh giai cấp, phê phán chủ nghĩa tư bản
– Ý tưởng đáng chú ý: Sự tha hóa và bóc lột người lao động, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, ý thức sai lầm.
Friedrich Engels (/ˈɛŋɡəlz / ENG -gəlz; tiếng Đức: [ ˈfʁiːdʁɪç ˈʔɛŋl̩s ]; 28/11/1820 – 5/8/1895) là một triết gia, nhà lý luận chính trị, nhà sử học, nhà báo và nhà xã hội chủ nghĩa cách mạng người Đức. Ông cũng là một doanh nhân và là bạn thân và cộng sự của Karl Marx, là một chuyên gia hàng đầu về chủ nghĩa Mác.
Engels, con trai của một nhà sản xuất hàng dệt may giàu có, đã gặp Mác vào năm 1844. Họ cùng nhau sáng tác các tác phẩm bao gồm The Holy Family (1844), The German Ideology (viết năm 1846) và The Communist Manifesto (1848), và làm việc với tư cách là nhà tổ chức chính trị và nhà hoạt động trong Liên đoàn Cộng sản và Quốc tế thứ nhất. Engels cũng hỗ trợ tài chính cho Mác trong suốt cuộc đời, giúp ông có thể tiếp tục viết sau khi chuyển đến London vào năm 1849. Sau khi Mác qua đời vào năm 1883, Engels đã biên soạn Tập II và Tập III của Das Kapital (1885 và 1894).
Engels đã viết những tác phẩm chiết trung của riêng mình, bao gồm The Condition of the Working Class in England (1845), Anti-Dühring (1878), Dialectics of Nature (1878-1882), The Origin of the Family, Private Property and the State (1884), và Ludwig Feuerbach and the End of Classical German Philosophy (1886). Các tác phẩm của ông về chủ nghĩa duy vật (materialism), chủ nghĩa duy tâm (idealism) và phép biện chứng (dialectics) đã cung cấp cho chủ nghĩa Mác một nền tảng bản thể học (ontological) và siêu hình học (metaphysical).
…