Sĩ quan cao cấp hay sĩ quan cấp cao (senior officer) là sĩ quan cấp cao hơn trong quân đội hoặc các lực lượng mặc đồng phục khác nhau. Trong các tổ chức quân sự, thuật ngữ này có thể đề cập đến bất kỳ sĩ quan nào trên cấp bậc sĩ quan sơ cấp, nhưng thường đề cập cụ thể đến nhóm sĩ quan cấp trung trên cấp sĩ quan sơ cấp nhưng dưới sĩ quan cấp cờ, cấp tướng hoặc sĩ quan không quân. Ở hầu hết các quốc gia, sĩ quan cao cấp bao gồm các cấp bậc thiếu tá (lieutenant commander, major, squadron leader), trung tá (commander, lieutenant colonel, wing commander) và đại tá (naval captain, colonel, group captain) hoặc tương đương. Ở một số nước, cũng bao gồm Tướng lữ đoàn (brigadiers) và Đề đốc (commodores).
Đôi khi, đặc biệt là trong lục quân, nhóm cấp bậc này được gọi là sĩ quan dã chiến, cấp dã chiến (field-grade officers, field officers hay officers of field rank). Trong lịch sử, các sĩ quan dã chiến cấp trung đoàn hoặc tiểu đoàn cũng được phân loại vào nhóm này.
Canada
Trong Lực lượng Vũ trang Canada, thuật ngữ “sĩ quan cao cấp” (tiếng Pháp: officier supérieur) được sử dụng trong cả ba quân chủng. Nó bao gồm các cấp bậc thiếu tá (major), trung tá (lieutenant-colonel) và đại tá (colonel) trong lục quân và không quân, cũng như các cấp bậc thiếu tá (lieutenant-commander), trung tá (commander) và đại tá (captain) trong hải quân.
Pháp
Trong Lực lượng vũ trang Pháp, các sĩ quan cao cấp được gọi là sĩ quan cấp trên (officiers supérieurs). Họ bao gồm các cấp bậc lục quân và không quân thiếu tá (commandant), trung tá (lieutenant-colonel) và đại tá (colonel); và hải quân cấp bậc thiếu tá hay thuyền trưởng tàu hộ vệ hay thuyền trưởng cấp 3 (capitaine de corvette), trung tá hay thuyền trưởng khinh hạm hay thuyền trưởng cấp 2 (capitaine de frégate) và đại tá hay thuyền trưởng cấp 1 (capitaine de vaisseau).
Đức
Trong Bundeswehr của Đức, các sĩ quan cấp Thiếu tá, Oberstleutnant và Oberst trong Heer (lục quân) và Luftwaffe (không quân), và Korvettenkapitän, Fregattenkapitän và Kapitän zur See trong Hải quân Đức theo truyền thống được gọi là Stabsoffiziere (tiếng Anh: sĩ quan tham mưu).
Nga
Sĩ quan cao cấp trong tiếng Nga là “Штаб-офицер”, bắt nguồn từ tiếng Đức – Stassoffizier, là tên gọi của các sĩ quan của Quân đội và Hải quân Đế quốc Nga cho đến năm 1917.
Ngày nay, sĩ quan cao cấp bao gồm thiếu tá (Майо́р), trung tá (Подполко́вник), thượng tá (Полковник) và đại tá (Капитан, Штабс-капитан) trong lục quân và không quân; thiếu tá (Капитан третьего ранга), trung tá (Капитан второго ранга) và đại tá (Капитан первого ранга) trong hải quân;
Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung
Quân đội Anh (Lục quân) và Thủy quân lục chiến Hoàng gia sử dụng thuật ngữ “sĩ quan cấp dã chiến” hoặc “sĩ quan dã chiến” để chỉ các cấp bậc thiếu tá (major), trung tá (lieutenant colonel), đại tá (colonel) và tướng lữ đoàn (brigadier). Thuật ngữ “sĩ quan cấp cao” được sử dụng cho các cấp bậc thiếu tá (lieutenant commander), trung tá (commander), đại tá (captain) và đề đốc (commodore) trong Hải quân Hoàng gia, và thiếu tá hay chỉ huy phi đội (squadron leader), trung tá hay chỉ huy cánh (wing commander) và đạ tá hay đội trưởng (group captain) trong Lực lượng Không quân Hoàng gia. Tuy nhiên, đề đốc không quân (air commodore) của RAF được coi là một sĩ quan không quân (sĩ quan cấp tướng).
Một số lực lượng vũ trang khác trong Khối thịnh vượng chung, bao gồm Úc và New Zealand, cũng đi theo mô hình này.
Hoa Kỳ
Nhóm sĩ quan trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, có hai tên khác nhau tùy theo chi nhánh quân binh chủng. Trong Lục quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Lực lượng Không gian, nhóm cấp bậc được gọi là cấp dã chiến và bao gồm thiếu tá (major), trung tá (lieutenant colonel) và đại tá (colonel). Trong hải quân và cảnh sát biển, nhóm cấp bậc được gọi là trung cấp và bao gồm trung tá(commander) và đại tá (captain).
Việt Nam
Trong Lực lượng Vũ trang Việt Nam, sĩ quan chia thành 4 cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp và cấp tướng).
Sĩ quan cao cấp gọi chung cho cả 3 chi nhánh quân binh chủng, chỉ bao gồm Thượng tá và Đại tá./.