Tam thập thất bồ-đề phần (37 phẩm trợ đạo) bao gồm:
I. Tứ niệm xứ
1. Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào, cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
2. Quán Thụ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
3. Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở).
4. Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Ngũ chướng có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.
II. Tứ chính cần
5. Tinh tiến tránh làm các điều ác chưa sinh.
6. Tinh tiến vượt qua những điều ác đã sinh.
7. Tinh tiến phát huy các điều thiện đã có, nhất là tu học Thất giác chi.
8. Tinh tiến làm cho các điều thiện phát sinh.
III. Tứ thần túc, cũng gọi là Tứ như ý túc
9. Dục thần túc, lòng tha thiết hoặc tập trung đạt được.
10. Cần thần túc, tâm tinh tiến chuyên cần.
11. Tâm thần túc, ghi khắc kĩ những cấp đã đạt được.
12. Quán thần túc, thiền định, trạng thái thiền.
IV. Ngũ căn
13. Tín căn;
14. Tinh (tiến) căn;
15. Niệm căn;
16. Định căn;
17. Huệ căn;
V. Ngũ lực
18. Tín lực;
19. Tinh tiến lực;
20. Niệm lực;
21. Định lực;
22. Huệ lực:
VI. Thất giác chi
23. Trạch pháp, phân tích, biết phân biệt đúng sai;
24. Tinh tiến;
25. Hỉ, tâm hoan hỉ;
26. Khinh an, tâm thức khinh an, sảng khoái;
27. Niệm, tỉnh giác;
28. Định, có sự tập trung lắng đọng;
29. Xả, lòng buông xả, không câu chấp.
VII. Bát chính đạo
30. Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.
31. Chính tư duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm
32. Chính ngữ: Nói thiện nói lành xây dựng ích lợi chung vì người nghe tiến bộ. nói đúng khéo léo để người nghe dễ hiểu.
33. Chính nghiệp: Làm những việc lành thiện tạo ích lợi chung. không làm điều xấu ác.
34. Chính mệnh: giữ gìn thân thể trong sạch mạnh khỏe băng cách ăn uống, đủ chất. ăn uống do nghiệp lành, không do sát sinh tạo sân hận nghiệp ác gây nên. ngủ nghỉ chỗ trong sạch lành mạnh tránh chỗ ô nhiễm.
35. Chính tinh tiến: Luôn luôn nhớ hàng ngày hàng giờ hàng phút viêc tu học, giữ giới luật để sao sát tiến bộ.
36. Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý.
37. Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian./.