A Di Đà Phật (được phiên âm từ chữ Hán – Amitābha, có nghĩa là ánh sáng vô lượng, nên A Di Đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang) hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh) là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ.
Theo Đại Kinh A Di Đà, trong một kiếp sống trước đây A Di Đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất.
Phật A Di Đà giờ đây đang cư ngụ ở Tây Phương Cực Lạc. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.
Hình ảnh của A Di Đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A Di Đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật.
Niềm tin vào A Di Đà vẫn tiếp tục cho đến ngày nay bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng.
Nhận thức về A Di Đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạng lại được xem là tái sinh của A Di Đà.
Những Phật tử theo Tịnh độ tông thường tụng “Nam Mô A Di Đà Phật” (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng). Họ tin rằng, nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Nhưng các phái Phật giáo khác như thiền tông, Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này.
Nam Mô: là quy y, đoạn ác, tu thiện, tu tịnh nghiệp!
A Di Đà: là vô lượng giác, vô thượng, chí cực, đại thừa!
A: là mười Phương, ba đời tam thế Phật!
Di: là tất cả chư vị Bồ Tát!
Đà: là tám vạn chư kinh giáo của Phật!
Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A Di Đà vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A Di Đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được.
Còn giáo lý nguyên thủy trong Phật Giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích Ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng.
Đức tin khác nhau dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau.
Trong Kinh Phật, Phật A Di Đà được đức Phật Thích Ca giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ (?).
Theo lời của Đức Phật Thích Ca, có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo, ý nói có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật.
Trong vô số con đường đó, Đức Phật Thích Ca cho biết con đường của Phật A Di Đà là con đường ngắn nhất dành cho mọi loài để thành Phật chỉ trong một kiếp sống, nhưng con đường của đức Phật A Di đà sẽ là con đường duy nhất còn tồn tại thêm 100 năm nữa sau khi mọi con đường thành đạo khác đã bị lãng quên vào thời mạt pháp.
Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A Di Đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A Di Đà là một sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ I trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích Ca có thật sự nói về Phật A Di Đà hay không, hay Phật A Di Đà chỉ là một sản phẩm của học giả.
Trong dân gian, hình ảnh Phật A Di Đà được phân biệt với Phật Thích Ca Mâu Ni ở phần ngực để hở của Phật A Di Đà có chữ “vạn”, ánh hào quang phía sau, nếu tư thế thiền thì 2 ngón cái chạm nhau. Còn hình ảnh Phật Thích Ca không để hở ngực, không có chữ vạn, có thể hở một bên vai, và bàn tay không khi nào duỗi thẳng, ở tư thế thiền thì tay phải đặt lên tay trái./.